Bánh bao là món ăn nhẹ, gần gũi, quen thuộc, vô cùng tiện lợi. Vậy câu hỏi được đặt ra hôm nay chính là, liệu có thể ăn bánh bao khi đang bị tiểu đường thai kỳ hay không? Và nếu có thì nên ăn thế nào để đảm bảo được sức khỏe?

Khám phá thành phần dinh dưỡng trong bánh bao

100g bánh bao nhân thịt thông thường sẽ có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng gồm: 219 calo; 47,5g tinh bột; 19mg canxi; 6,1g đạm; 1,5mg sắt; 45,3g nước; 500mg chất xơ; 500mg chất béo; 88mg photpho; 100mcg vitamin B1…

Về cơ bản, bánh bao không chứa cholesterol nên việc sử dụng bánh bao của bà bầu khá là phù hợp. Bà bầu có thể dùng bánh bao cho những bữa phụ.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn bánh bao hay không?

Bánh bao được làm từ bột mì trắng. Bánh có nhân thông thường sẽ được bổ sung thêm thịt lợn, trứng cút, hành tây, mộc nhĩ, dầu ăn và các gia vị khác… Dù giàu dinh dưỡng nhưng với mẹ bầu bị tiểu đường, thì đây lại không phải là một lựa chọn tốt.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bột mì trắng để làm bánh đem lại tác hại tương đương với đường, cơ thể mẹ bầu sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết, có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm.

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là mẹ bầu phải kiêng bánh bao triệt để, vẫn có thể ăn với một khẩu phần hợp lý, đổi vị, đổi phương thức ăn để cảm thấy ngon miệng mà vẫn tốt cho sức khỏe.

Mẹ bầu ăn bánh bao thế nào cho đúng?

Mỗi tuần có thể ăn bánh bao từ 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 100g bánh.

Bánh bao được làm từ bột nên khi ăn bánh nên hạn chế ăn thêm những sản phẩm được làm từ tinh bột khác

Nên sử dụng bánh bao hấp thay vì bánh bao chiên chấm sữa hay bánh bao chiên thông thường. Vì bánh bao chiên có lượng dầu mỡ lớn, dễ khiến gia tăng cholesterol trong máu.

Nên ăn bánh bao không nhân hoặc bánh bao nhân rau củ thay vì bánh bao thịt truyền thống. Khi ăn bánh bao không nhân kèm rau xanh hoặc bánh bao nhân rau củ, khả năng hấp thụ đường của cơ thể sẽ giảm xuống.

Chú ý theo dõi chỉ số đường huyết của cơ thể trước và sau khi ăn bánh để nắm được sự chênh lệch của lượng đường trong máu. Nếu chỉ số này gia tăng thì mẹ bầu nên điều chỉnh khẩu phần ăn giảm xuống ở những lần sau đó.

Ngoài bánh bao, mẹ có thể bổ sung thêm một số loại bánh khác thích hợp với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Tham khảo thêm một số sản phẩm bánh dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

+ Bánh mì đen. Loại bánh này sở hữu hàm lượng chất xơ lớn, lượng calo thấp hơn 20% so với bánh mì trắng thông thường.

+ Bánh gạo lứt. Loại bánh có lượng đường cực thấp, giàu dưỡng chất như inositol, phosoholipid, vitamin nhóm B… hỗ trợ điều hòa đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, điều hòa chức năng gan và ổn định về cân nặng.

+ Bánh quy không đường – món đồ ăn vặt được nhiều mẹ bầu yêu thích. Khi lựa chọn bánh, mẹ bầu nêu quan tâm nhiều đến hàm lượng đường trong bánh, chọn những hãng bánh có hàm lượng đường thấp để sức khỏe được đảm bảo.

+ Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt là sản phẩm chứa nhiều đạm thực vật, chất xơ, sở hữu chỉ số đường huyết GI rất thấp.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây của Bánh bao Phong Lan đã có thể giúp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được những bữa ăn bánh bao hợp lý, an toàn. Chúc mẹ bầu ngon miệng, bé khỏe, lớn nhanh!

xem thêm >>> Mẹo làm bánh bao không nhân chiên bằng nồi chiên không dầu siêu ngon